6 bước trong quy trình marketing tạo nên sự nổi bật cho doanh nghiệp
Để xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững, mỗi doanh nghiệp cần có một quy trình marketing thích hợp. Vậy quy trình marketing chuẩn chỉnh gồm những bước nào?
MỤC LỤC [ẩn]
Tại sao doanh nghiệp cần một quy trình marketing chuẩn chỉnh?
Quy trình marketing là toàn bộ các hoạt động bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch marketing, thực hiện chiến lược đã đặt ra và kiểm soát chất lượng sau khi thực hiện. Toàn bộ quy trình hướng đến mục tiêu tạo ra giá trị cho khách hàng để từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quy trình marketing có vai trò vô cùng quan trọng khi giúp doanh nghiệp:
- Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển của doanh nghiệp
- Xác định được khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng và các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này.
- Có những khung thời gian cụ thể để đánh giá, đo lượng hiệu quả của các hoạt động truyền thông.
- Giúp doanh nghiệp đơn giản hơn trong việc xây dựng những chiến lược marketing thành một kế hoạch hoàn chỉnh gồm: ngân sách, công cụ, các kênh truyền thông…
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó, định vị và nâng cao lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.
6 bước của quy trình marketing chuẩn chỉnh mà doanh nghiệp cần biết
Xác định mục tiêu marketing
Việc đầu tiên khi đặt ra một quy trình marketing là phải xác định mục tiêu hướng tới. Đây là bước vô cùng quan trọng vì nó là định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện phía sau.
Nguyên tắc quan trọng cần tuân theo trong mục tiêu marketing là S.M.A.R.T (Specific – Measurable – Attainable – Realistic – Time bound): Cụ thể – Đo lường được – Tính khả thi – Tính thực tế – Giới hạn thời gian.
Bên cạnh đó, mục tiêu marketing cũng cần được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Một mục tiêu marketing rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa những hoạt động liên quan như: xác định nguồn lực, ngân sách…
Phân tích thị trường
Doanh nghiệp cần tiến hành phân tích thị trường thông qua các hoạt động tìm kiếm, thu thập thông tin, sau đó xử lý, đánh giá và lựa chọn những thông tin cần thiết cho sản phẩm, thị trường hướng đến.
Phân tích thị trường gồm nhiều nội dung như: xu hướng thị trường, phân khúc khách hàng, mức độ cạnh tranh, nguồn lực… Mục đích của hoạt động này là giúp doanh nghiệp đưa ra lựa chọn hợp lý cho các chiến lược dài hạn hoặc ngắn hạn, tối ưu các công cụ hỗ trợ…
Xác định phân khúc khách hàng
Phân khúc khách hàng được hiểu là các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Các nhóm này có thể phân chia dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: nhân khẩu học (tuổi tác, vị trí địa lý…), tâm lý học, hành vi mua hàng và một số đặc điểm khác.
Với những phân khúc khách hàng khác nhau, doanh nghiệp có thể cân nhắc, điều chỉnh kế hoạch truyền thông sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Từ đó, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và tối ưu được chi phí đưa ra.
Marketing Mix
Marketing Mix là những công cụ marketing hỗ trợ cho mục đích truyền thông của doanh nghiệp. Trước đó, Marketing Mix là hệ thống 4Ps (Product – Price – Place – Promotion). HIện tại, mô hình đã được mở rộng thành mô hình 7P khi có thêm Process – People – Physical evidence.
- Product – Sản phẩm: doanh nghiệp cần tìm kiếm thông tin và định hướng sang cung cấp những thứ khách hàng cần.
- Price – Giá cả: ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người mua và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Place – Địa điểm phân phối: có nhiều kênh phân phối như: cửa hàng, sàn thương mại, nhà phân phối, mạng xã hội…
- Promotion – Khuyến mãi: thông qua các chương trình truyền thông ưu đãi để đẩy mạnh doanh số và thương hiệu.
- Process – Quy trình: xây dựng quy trình cụ thể sẽ tối ưu được chi phí và nhân lực.
- People – Con người: nghiên cứu và tìm hiểu về insight khách hàng cùng với quan tâm đến đời sống của những người tham gia vào dự án để có được hiệu quả công việc tốt nhất.
- Physical evidence – Vật chất: những yếu tố như đồng phục, bảng hiệu, logo, phòng trưng bày… mang đến những trải nghiệm, cảm nhận thực tế của khách hàng.
Chiến lược truyền thông thương hiệu
Việc khách hàng có thể nhận diện và ghi nhớ thương hiệu là điều vô cùng quan trọng. Các chiến lược truyền thông sẽ giúp thương hiệu tiếp cận được khách hàng để họ biết đến sản phẩm, dịch vụ và đưa ra quyết định dùng thử và mua hàng, từ đó trung thành với thương hiệu.
Thực hành và đánh giá
Sau các bước trên, bước cuối cùng là thực hành và đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng. Để thực hành các chiến lược marketing, doanh nghiệp cần phối hợp nhiều phòng ban rồi bắt đầu thực thi chiến lược.
Bên cạnh đó, cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược. Ngay khi phát sinh vấn đề hoặc cần điều chỉnh yếu tố nào đó, doanh nghiệp phải nhanh chóng giải quyết và khắc phục các trường hợp này.
Nguồn: Tổng hợp.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH Giải Pháp Công Nghệ Cao Nhật Bản
Địa chỉ: Tầng 4, Lucky Building, 81 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 056789.77.55
Email: infovietnhatdigital@gmail.com
Trang web: http://www.vietnhatdigital.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/vietnhatdigital